Download Free Audio of Bản tánh thiền định: Phân chia hành g... - Woord

Read Aloud the Text Content

This audio was created by Woord's Text to Speech service by content creators from all around the world.


Text Content or SSML code:

Bản tánh thiền định: Phân chia hành giả có 6 loại: tánh tham, tánh sân, tánh si, tánh suy diễn, tánh tín, tánh giác. Thiền quán: Phân chia hành giả có 2 loại tánh: tánh tham ái, tánh tà kiến. Tâm định Có 2 loại: tâm cận định, tâm an định các bậc thiền. Thiền quán: Chỉ có 1 tâm định là Sát- na định. Thiền Định: Diệt phiền não Sắc giới thiền, Vô Sắc giới thiền có khả năng chế ngự được phiền não. Thiền tuệ: Bốn Thánh Ðạo, Thánh Quả Tuệ có khả năng diệt đoạn tuyệt được phiền não. Mục đích thiền định - Tâm trụ trong bậc thiền. - Hưởng an lạc trong bậc thiền. - Tái sanh trong cõi Sắc hay Vô Sắc giới. Thiền tuệ: Chứng ngộ Thánh Ðạo, Thánh Quả và Niết-bàn, giải thoát khổ tử sanh luân hồi trong ba giới bốn loài. Tính chất quả báu của thiền định: Các bậc Thiền Định Sắc giới có thể hư mất. Thiền tuệ: Thánh Quả Tâm vĩnh viễn không bao giờ bị hư mất. Pháp hành của thiền định: Có trong và ngoài Phật giáo. Chỉ có trong Phật giáo mà thôi. Con đường Thiền Định là con đường dẫn đến cảnh giới cao nhất của Tưởng (Saññā). Thiền Quán là con đường dẫn đến điểm cao nhất của Tuệ (Paññā). TÁM ĐIỀU ĐỂ TU THIỀN TIẾN BỘ 1. Nắm vững giáo lý căn bản, phương pháp hành thiền. 2. Thái độ tu tập đúng đắn: Nghiêm túc làm theo hướng dẫn, không kết hợp các pháp tu khác. 3. Giữ giới trong sạch: Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, hạn chế tiếp xúc ngoại cảnh không cần thiết. 4. Khéo xử lý các chướng ngại, hiện tượng lạ khi thiền: Năm chướng ngại chính (tham, sân, hôn trầm, hoài nghi, phóng tâm - trào hối), rung lắc, cơn đau,... 5. Nỗ lực tinh tấn hợp lý, xem việc hành thiền như ăn cơm, uống nước. 6. Khéo cân bằng ngũ căn, ngũ lực: Chánh tín & Trí tuệ, Chánh tinh tấn & Chánh định, Chánh niệm vững mạnh. 7. Giữ sự bình tâm, sáng suốt trước mọi chuyện, đừng vội vàng phản ứng nhanh khi gặp chuyện; khi chán tu, biết cách lấy lại tinh thần, hy vọng nhưng không tham vọng. 8. Biết rõ tiến trình tu tập của mình tới đâu. Nên thường trình pháp, hỏi pháp khi cần. ❖ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TU HÀNH TIẾN BỘ - Nắm vững giáo lý căn bản, kỹ thuật thiền và thuần thục trong việc xử lý các chướng ngại. - Ngôi nhà tâm an toàn: Chánh Niệm sắc bén, Định Tâm vững vàng và Tỉnh Giác liên tục trên các đề mục thiền khi ngồi thiền (hơi thở), khi đi kinh hành (cảm giác bước chân) và trong sinh hoạt hàng ngày (công việc đang làm; cảm giác trên thân khi đang làm; suy nghĩ, cảm xúc và phản ứng của tâm khi đang làm). - Năm thiền chi: Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Nhất tâm khởi sinh liên tục, bền vững dần dần nên tâm ngày càng an tịnh. - Phiền não tham, sân, si ít xuất hiện, nếu chúng xuất hiện thì sớm được phát hiện và hóa giải ngay lập tức (Quan sát các cảm giác). - Duy trì sự bình tĩnh, bình tâm chấp nhận trước mọi chuyện (Không phản ứng tiêu cực, tham, sân,...) ❖ CẦN LÀM GÌ ĐỂ TU HỌC ĐÚNG? 1. Niềm tin giác ngộ vững chắc, thái độ tu học đúng đắn với trí tuệ sáng suốt - Có niềm tin vững chắc vào Tam bảo, vào pháp tu Giới- Định-Tuệ và vào chính mình. - Nghiêm túc, nỗ lực, kiên trì, cẩn trọng, cởi mở, khiêm hạ,..., không dính mắc, độc tôn hay thần tượng bất cứ vị thầy nào, pháp tu nào và không chỉ trích các vị thầy hay pháp tu khác. - Dám chấp nhận thất bại và suy xét lại quá trình tu tập của bản thân để tự học hỏi. 2. Vun bồi Pháp học chuẩn xác - Hành giả không ngừng học hỏi Phật Pháp để xây dựng và vun bồi Văn tuệ, Tư tuệ. - Nắm vững giáo lý căn bản: Cuộc đời Đức Phật, Luật nhân quả, Tứ diệu đế, Bát Chánh Đạo, 37 Phẩm trợ đạo, Thập nhị nhân duyên,... - Nắm vững pháp hành thiền định, thiền tuệ và tiến trình tu tập của chúng. - Tìm học các sách, bài giảng của các vị thầy uy tín trong và ngoài nước. - Nghiên cứu, đối chiếu kinh điển, sách hay bài giảng có nguồn gốc đáng tin cậy (của các vị thầy uy tín). - Trực tiếp tham vấn các vị thầy cũng như thảo luận cùng thiện hữu tri thức. - Tổng hợp, thẩm định, phân tích, chắt lọc kiến thức để có chánh kiến, chánh tư duy ban đầu với tinh thần lạc quan, tích cực, "không vội bác, cũng chẳng vội tin". 3. Thực tập Pháp hành miên mật - Chọn môi trường tu tập thuận lợi để đảm bảo sức khỏe mà hành trì Giới-Định-Tuệ. - Giữ gìn giới đức trong sạch: Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, thu hút lục căn và các giới bổn căn bản của hành giả. - Tu học với các vị thầy uy tín, uyên thâm về pháp học, lỗi lạc về pháp hành (Thiền Định, Thiền Tuệ) và tham dự các khóa thiền trong, ngoài nước do các Thiền sư uy tín hướng dẫn, rồi chọn lựa vị thầy và pháp tu phù hợp nhất với mình mà hành trì kiên định. - Hành thiền thường xuyên, liên tục: Kết hợp thiền ngồi, thiền đi và thiền trong sinh hoạt. - Luôn dò xét thân tâm mình để hiểu biết mình (để ý tâm tham vọng, ngã mạn, tà kiến,....) mà điều chỉnh hợp lý. - Trình pháp với các vị thầy chuyên về pháp thiền mình đang tu và đúc kết, tiếp tục tu tập. - Luôn bình tâm, chấp nhận trước mọi chuyện đến với mình mà ứng xử hợp lý. 4. Thành tựu Pháp thành Nhờ có Pháp Học (Văn tuệ, Tư tuệ), hành giả tu tập Pháp Hành (Giới - Định - Tuệ) mà thực chứng Pháp Thành (Đạo & Quả), thành tựu Tu tuệ (Tuệ giác) mà phá bỏ vô minh, diệt trừ tham ái, chấm dứt sinh tử, an hưởng hạnh phúc nội tâm tối thượng (Niết-bàn). ❖ PHƯƠNG PHÁP NHẬN BIẾT VỊ THÁNH NHÂN 1. Phương pháp nhận biết bậc Thánh Thỉnh thoảng, có người ca tụng ai đó hiện vẫn còn sống là một Thánh Nhân (Nhập lưu, Nhất lai, Bất lai, A-la- hán). Không biết những người ấy có thật sự gần gũi, tìm hiểu rõ ràng vị “Thánh Nhân” đó trong một thời gian dài hay không? Hay chỉ dựa vào nhận xét cảm tính, chủ quan qua vài cuốn sách, Pháp thoại, vài buổi gặp gỡ, vài khóa thiền ngắn ngày hay qua những tin đồn đoán? Trong Kinh Jatila (Phật tự thuyết, Udana, 6.2), Đức Phật đã giảng cho vua Pasenadi xứ Kosala nghe làm thế nào để nhận biết một bậc giác ngộ, với các yếu tố: 1. Chúng ta là phàm nhân cư sĩ, sống tại gia, bận rộn chuyện gia đình, chuyện cơm áo gạo tiền, tâm trí phân tán bởi những chuyện xã hội, không thật sự chuyên tâm tu học, không thật sự thông hiểu đời sống của những người xuất gia tầm đạo nên rất khó đánh giá sự tu học và kết quả hành trì của những vị đó. 2. Cần phải gần gũi, bỏ nhiều thời gian để quan sát tìm hiểu, chứ không phải qua lời đồn đoán, phim ảnh, vài Pháp thoại hay hướng dẫn hành thiền. 3. Cần phải gần gũi và nhận xét về đời sống đạo đức, sống theo giới luật của vị ấy, nhất là phải biết quán sát, ghi nhận những gì xảy ra đằng sau hậu trường. 4. Cần phải gần gũi để nhận xét phản ứng người ấy trước tám ngọn gió đời (vinh-nhục, được-mất, khen-chê, khổ-vui) và cách ứng xử của vị ấy đối với người khác. 5. Cần phải đàm luận, trao đổi Phật Pháp với vị ấy, và nhận xét sáng suốt, khách quan, không vì cảm tính, thiên kiến, hay bị chóa mắt bởi hiện tượng “hào quang”. Trên đây là cách tạm thời, tương đối dành cho phàm phu nhận biết bậc Thánh. Còn phương pháp chắc chắn chính xác thì chỉ có một vị Thánh chứng bằng hoặc cao hơn vị Thánh kia và phải có tha tâm thông thì mới khẳng định vị kia là bậc Thánh chứng bằng hay thấp hơn mình. Thiền Sư Pa-Auk Sayādaw có nói rằng: Để biết được người khác đã đạt đến Đạo Quả Nhập Lưu, bản thân vị ấy ít nhất cũng phải đắc Quả Nhập Lưu và phải có năng lực biết được tâm người khác. Muốn có thần thông này, vị ấy phải hành thiền mười kasiṇa (biến xứ đất, nước, lửa, gió…) và chứng tám tầng thiền theo mười bốn cách. Nếu không thể làm điều này, thì chứng tỏ vị ấy không có thần thông. Khi đó, nếu vị ấy là một Tỳ Khưu mà công bố rằng người nào đó đạt Thánh Quả thì rất có khả năng là vị ấy đã phạm đại vọng ngữ, phạm tội bất cộng trụ (parajika), không còn là một vị Tỳ Khưu thực sự nữa. Quả bất thiện của đại vọng ngữ sẽ là rất xấu; vị ấy có thể phải tái sinh vào địa ngục. 2. Thiền Sư có xác chứng cho thiền sinh không? Bậc Thánh tự biết mình chứng đắc và nên công bố không? Ngày nay cũng có ai đó tự công bố mình chứng đắc tầng Thiền này, tầng Thánh nọ. Cũng có người nói rằng được Thiền Sư xác nhận như vậy. Những thông tin này có đáng tin cậy hay không? a. Quan điểm của Thiền Sư Mahāsi Sayādaw Trong tác phẩm Giảng Giải Kinh Đoạn Giảm, Thiền Sư Mahāsi Sayādaw khẳng định: Thời Đức Phật còn tại thế, chỉ có Ngài mới chứng nhận các đệ tử thành tựu Đạo Quả, ngay cả Tôn giả Xá Lợi Phất cũng không bao giờ tuyên bố bất cứ hành giả nào là một vị Thánh. Lúc bấy giờ và sau khi Đức Phật nhập diệt không lâu đã có những vị Tỳ Khưu mắc phải những lầm tưởng mình chứng ngộ như các trường hợp sau: Năm trăm vị Tỳ-khưu bị đánh lừa Có lần năm trăm vị Tỳ-khưu hành thiền trong rừng theo sự chỉ dẫn của Đức Phật. Khi an trú trong thiền, họ tự thấy mình không còn chút phiền não nào cả, nên tin chắc về sự chứng đắc của mình và liền trở về để trình sự việc lên Đức Thế Tôn. Tại cổng chùa, Trưởng lão Ānanda chờ sẵn và thông báo rằng Đức Phật dạy họ phải vào thăm nghĩa địa