Read Aloud the Text Content
This audio was created by Woord's Text to Speech service by content creators from all around the world.
Text Content or SSML code:
DIỆT ĐOẠN TUYỆT PHIỀN NÃO 1. Sáu Pháp Chướng Ngại (Nīvaraṇa): Tham, sân, si, buồn chán (buồn ngủ), phóng tâm (hối hận), hoài nghi. a. Thánh Nhập Lưu: Diệt tận Hoài nghi. b. Thánh Nhất Lai: Diệt tận được 3 pháp loại thô Dục giới là: Tham dục, Sân hận (còn Sân giận), Hối hận. c. Thánh Bất Lai: Diệt tận được 3 pháp loại vi tế Dục giới là: Tham dục, Sân giận, Hối hận. d. Thánh A-la-hán: Diệt tận được 3 pháp là: Buồn chán (buồn ngủ), Phóng tâm và Vô minh. 2. Tám Pháp Thế Gian (Lokadhamma): Được lợi, Mất lợi, Được danh, Mất danh, Lạc, Khổ, Khen, Chê. a. Thánh Nhập Lưu: Chưa diệt được pháp nào cả. b. Thánh Nhất Lai: Diệt tận được 4 pháp loại thô: Mất lợi, Mất danh, Khổ, Chê. c. Thánh Bất Lai: Diệt tận được 4 pháp loại vi tế: Mất lợi, Mất danh, Khổ, Chê. d. Thánh A-la-hán: Diệt tận được 4 pháp là: Được lợi, Được danh, Lạc, Khen. 3. Mười Phiền Não (Kilesa): Tham, sân, si, tà kiến, ngã mạn, hoài nghi, buồn ngủ, phóng tâm, không biết hổ thẹn tội lỗi, không biết ghê sợ tội lỗi. a. Thánh Nhập Lưu: Diệt tận Tà kiến và Hoài nghi. b. Thánh Nhất Lai: Diệt tận được Sân thô (thù hận) c. Thánh Bất Lai: Diệt tận được Sân vi tế (Sân giận) d. Thánh A-la-hán: Diệt tận được 7 pháp là: Tham, si, ngã mạn, buồn ngủ, phóng tâm, vô tàm, vô úy. 4. Mười Pháp Ràng Buộc (Sanyojana): Tham dục, Tham sắc, Tham vô sắc, Sân, Vô minh, Thân kiến, Giới cấm thủ, Ngã mạn, Hoài nghi, Phóng tâm. a. Thánh Nhập Lưu: Diệt tận Thân kiến, Hoài nghi và Giới cấm thủ (chấp nghi lễ, nguyên tắc). b. Thánh Nhất Lai: Diệt tận loại thô: Tham dục và Sân. c. Thánh Bất Lai: Diệt tận loại vi tế: Tham dục và Sân. d. Thánh A-la-hán: Diệt tận được 7 pháp là: Tham sắc, Tham Vô sắc, Vô minh, Ngã mạn và Phóng tâm. 5. Mười Bất Thiện Nghiệp (Akusalakamma): 3 thân ác nghiệp, 4 khẩu ác nghiệp, 3 ý ác nghiệp. a. Thánh Nhập Lưu: Diệt tận 5 ác nghiệp: Sát sanh, Trộm cướp, Tà dâm, Nói dối và Tà kiến. b. Thánh Nhất Lai: Diệt tận 3 ác nghiệp loại thô: Nói lời chia rẽ, Nói lời thô tục và thù hận. c. Thánh Bất Lai: Diệt tận 3 ác nghiệp loại vi tế: Nói lời chia rẽ, Nói lời thô tục và thù hận. d. Thánh A-la-hán: Diệt tận được 2 ác nghiệp là: Nói lời vô ích và tham lam. 6. Mười Bốn Bất Thiện Tâm Sở (Akusalacetasika): a. Thánh Nhập Lưu: Diệt tận: Hoài nghi, Tà kiến, Ganh tỵ, Keo kiệt. b. Thánh Nhất Lai: Diệt tận loại thô: Sân và Hối hận. c. Thánh Bất Lai: Diệt tận loại vi tế: Sân và Hối hận. d. Thánh A-la-hán: Diệt tận được 8 Pháp là: Tham lam, Ngã mạn, Si, Phóng tâm, Buồn ngủ, Buồn Chán, Vô tàm (Không biết hổ thẹn tội lỗi), Vô úy (Không biết ghê sợ tội lỗi). ❖ NHỮNG SAI LẦM KHI HÀNH THIỀN - Ngồi hướng về ngọn gió hay đối diện cửa sổ, cửa ra vào nên khó thấy hơi thở và dễ bị trúng gió. - Thay đổi tư thế thường xuyên (bắt chân, chỉnh lưng, mở mắt...) nên khó định tâm. - Không đếm số khi tâm còn suy nghĩ nhiều hay đếm số theo quán tính. - Điều khiển hơi thở theo số đếm làm căng thẳng, khó thở, đau đầu, tức ngực. - Tìm kiếm hơi thở hay thở mạnh khi tâm an tịnh (hơi thở và điểm xúc chạm mất hay vi tế) khiến mất định, hơi thở thô lại. - Dùng tư duy (thắc mắc, tò mò, nhận xét, đánh giá,…) trong khi đang hành thiền khiến tâm vọng động. - Lạm dụng việc tự nhắc nhở hay tự kỷ ám thị khi bị phóng tâm, đau đớn hay hôn trầm,... - Đặt câu hỏi “Tại sao…?” trong và sau khi hành thiền. Đáp án chung cho mọi câu hỏi là: “Đây là sản phẩm của Nghiệp và Tưởng”, “Hãy bình tâm chấp nhận”. - Bỏ hơi thở, chạy theo các hiện tượng lạ như rung lắc, hình ảnh, âm thanh, suy nghĩ,... làm mất định tâm. - Dính mắc hay ám ảnh các kinh nghiệm thiền trước đó. Phản ứng ham thích hay khó chịu trước hiện tượng lạ trên thân hay trong tâm khiến tham sân tăng trưởng. - Tâm lường biếng, thân ù lì, thiếu tinh tấn. - Mục đích tu tập không chân chính như tu thiền để có thần thông, biết kiếp trước, kiếp sau,... - Mong cầu tu tốt như buổi thiền trước đó khi bắt đầu thời thiền hay mong trổ nghiệp (trả hết nghiệp), chữa hết bệnh,… Hãy cứ tu tập tinh tấn, mọi việc sẽ ổn. - Mong chạy nước rút đạt được kết quả trong thiền thay vì chạy bền, thong thả từ từ tu. - Tham vọng, ảo tưởng, ham thích các hiện tượng siêu hình, thần thông, chứng thiền, chứng thánh. Hãy tu như người trồng cây, chỉ cần chăm sóc cây là đủ. ❖ TẠI SAO TU THIỀN KHÔNG TIẾN BỘ? - Chưa nắm vững giáo lý căn bản như: Bát Chánh Đạo, Tứ Điệu Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, Luật Nhân Quả, Cuộc đời Đức Phật, Vô thường, Khổ não, Vô ngã,... - Chưa nắm vững kỹ thuật Thiền Định, Thiền Tuệ, thiếu tự tin, không tin tưởng pháp tu và thầy hướng dẫn. - Tâm bảo thủ, không cởi mở, sẵn lòng tiếp nhận cái mới. - Không thiết lập và cân bằng Ngũ căn, Ngũ lực: Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ. - Không biết xử lý các chướng ngại khi tu tập. - Không kiên trì, nhẫn nại mà nôn nóng, dao động. - Tham vọng, ngã mạn, ảo tưởng về bản thân. - Chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, thời tiết, môi trường không phù hợp. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA THIỀN ĐỊNH & THIỀN TUỆ Đặc điểm THIỀN ĐỊNH Ý nghĩa Định tâm trên 1 đối tượng duy nhất, để dẫn đến sự chứng đắc các bậc thiền Sắc giới và Vô Sắc giới. Thọ lạc của các bậc thiền mang lại. Định tâm (Sát-na định) Ðối tượng Có 40 đề mục Thiền Định làm đối tượng. Pháp Ðối tượng thuộc về Tục đế. Ðối tượng Thiền Tuệ thuộc về Chân đế. Sinh diệt Ðối tượng không có sự sanh, sự diệt Căn môn Chỉ dùng đến 2 môn: nhãn môn hoặc thân môn là phụ, ý môn là chính. Dùng đến 6 căn: nhãn môn, nhĩ môn, tỷ môn, thiệt môn, thân môn, ý môn. Ý môn là chính. Trạng thái chung Không có trạng thái riêng và trạng thái chung nào. THIỀN TUỆ Trí tuệ Thiền Tuệ thấy rõ, biết rõ bản chất sinh diệt và tam tướng (Khổ, Vô thường, Vô ngã) của Danh Pháp, Sắc Pháp, dẫn đến chứng ngộ 4 Ðạo, 4 Quả và Niết-bàn. Định tâm (Sát-na định) Có Danh Pháp (Tâm), Sắc Pháp (Vật chất) làm đối tượng Ðối tượng Thiền Tuệ thuộc về Chân đế. Ðối tượng có sự sinh, sự diệt. Dùng đến 6 căn: nhãn môn, nhĩ môn, tỷ môn, thiệt môn, thân môn, ý môn. Ý môn là chính. Có trạng thái riêng của mỗi Pháp và 3 trạng thái chung: Vô thường, Khổ và Vô ngã của Danh Sắc.